CƠ SỞ ĐIÊU KHẮC GỖ PHÚC MAI - NGHỆ NHÂN TRẦN VĂN NGỌ
hotline 1 Điện thoại: 098.111.2525
hotline 1 Địa chỉ: 71 Võ Trác, Thủy Châu, Hương Thủy, Thừa Thiên Huế

Ý nghĩa của Tượng Gỗ Đạt Ma

Bạn không khó để nhận ra rằng rất nhiều gia đình hiện nay đang thờ cúng và bày trí tượng Đạt Ma. Đây không đơn giản chỉ là một trong những nghệ thuật để tạo sự phá cách cho ngôi nhà mà tượng còn có nhiều ý nghĩa tâm linh khác theo phong thủy. Vậy tượng Đạt Ma có ý nghĩa gì? Những lý giải dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về điều này.

Đạt ma trở về từ thiên trúc

Tượng Đạt Ma có ý nghĩa gì?

Chắc hẳn cái tên Bồ Đề Đạt Ma hay Đạt Ma sư tổ đã trở nên quá quen thuộc với chúng ta hiện nay, ngài chính là người đã khai sáng ra môn Thiền công Trung Quốc và trực tiếp là người đặt tiền đề cho sự ra đời môn võ thiếu lâm tự. Đạt Ma đã từ bỏ cuộc sống nhung lụa, giàu sang để đi tu, nhờ khả năng giác ngộ cao, ngài đã trở thành vị tổ thứ 28 của nhà Phật, đi khắp nơi trên thế giới để truyền giáo Đạo phật, giúp những người đau khổ có thể hóa giải nỗi buồn đau, tin vào chính bản thân mình, tâm thấy tịnh hơn.

Vậy tượng Đạt Ma có ý nghĩa gì? Tượng Đạt Ma được đặt trong nhà nhằm mục đích trấn trạch nhà và tránh tà ma ngoại đạo xâm nhập, giúp loại bỏ những năng lượng xấu vào trong nhà, sinh năng lượng tốt, gia đình êm ấm, làm ăn phát đạt.

Tượng Đạt Ma Sư Tổ

Ngoài ra tượng Ma Đạt được thể hiện ở nhiều thế (khuôn mẫu) khác nhau, vì vậy với mỗi thế sẽ mang tới một ý nghĩa biểu tượng nhất định, cụ thể như:

– Hình ảnh tượng Đạt Ma sư tổ với 1 chiếc giày: theo truyền thuyết thì sau 3 năm thị tịnh thì người ta thấy Đạt Ma đi trên đường bằng chân không, 1 tay cầm 1 chiếc giày còn 1 tay cầm cây thiền trượng. Cây thiền chính là biều tượng của sự giác ngộ, còn chiếc giày chính là biểu tượng cho cõi đời đến – đi. Sở dĩ ngài chỉ mang 1 chiếc giày là vì con người chỉ là cát bụi, khi chết đi rồi nhưng sẽ vẫn còn dấu vết, tùy duyên mà dấu vết đó sẽ hiện hữu hoặc biến mất, ý muốn nhắc nhở người đời rằng muốn siêu thoát thì phải giác ngộ.

– Tượng Đạt Ma khuất thực: khuất thực là một nét đặc sắc trong Phật giáo, tức là người tu hành sẽ đi xin thực vật của người đời để nuôi thân. Hình ảnh này mang ý nghĩa dăn dặn con người phải sống phải tu tâm, dưỡng tính, tuyệt đối không được vì những cái lợi trước mắt mà đánh mất đi giá trị của chính mình.

– Tượng Đạt Ma quá hải: khi tư tưởng đạo giáo của Đạt Ma và Vũ Đế không tương hợp nên Đạt Ma đã cáo từ Vũ Đế, khi qua dòng sông, ngài ngắt 1 nhành cỏ đặt xuống dòng sông Trường Giang đang chảy cuồn cuộn, rồi cứ thế đặt chân lên đi như đi trên mặt đất. Hình ảnh này là biểu tượng của sự ngộ phật tính cao, ý chí kiên định và luôn vững vàng.

– Tượng Ma Đạt thế võ: khi sang Trung Quốc đề truyền giáp phật pháp, Đạt Ma nghĩ rằng điều này có thể gặp phải ý kiến bất đồng với người dân bản xứ, dễ bị xung đột. Vì thế ngài vừa cho đệ tử học phật pháp vừa luyện võ để tự phòng thân. Hình ảnh này thể hiện ý nghĩa sức mạnh tiềm ẩn bên trong con người chính là vũ khí sắc bén nhất, giúp chiến thắng mọi kẻ thù và sự gian ác.

– Tượng gỗ Đạt Ma ngồi thiền: khi ngồi thiền định, loài chim đã bay đến làm ổ trên mình Đạt Ma nhưng ngài không hề hay biết, qua đó có thể thấy thiền công thâm hậu của ngài.

Có thể bạn quan tâm
Hotline Mỹ nghệ Huế